Danh thần Đặng Đức Thuật
Thứ Sáu, 20/09/2013
Đặng Đức Thuật là danh thần thời Gia Long, tự Cửu Tư, ông thông sử học, được học giả đương thời xưng tặng là “Đặng gia sử phái”.
Đặng Đức Thuật là danh thần thời Gia Long, tự Cửu Tư, ông thông sử học, được học giả đương thời xưng tặng là “Đặng gia sử phái”. Ông được vua Gia Long ban chức Giám Nghị được nhà vua yêu dùng vì tánh tình cương trực. Lúc còn tại Gia Ðịnh được Trịnh hoài Ðức, Ngô nhân Tịnh, Lê quang Ðịnh và Nguyễn Hương coi trọng như thầy Võ Trường Toản.

Tượng Đặng Đức Thuật tại Văn Miếu Trấn Biên - Đồng Nai
Khi Tây Sơn dấy binh, ông cất nhà tại Phước Sơn, thuộc tỉnh Bình Thuận ở ẩn.
Năm Mậu Thân 1788, ông vào Gia Định với Lê Đạt, gặp Nguyễn Ánh, được dùng làm gián nghị, thị giảng Viện Hàn lâm.
Tính ông cương trực, một khi can gián mà chúa Nguyễn không nghe, ông nói: “Lời nói không công hiệu, thế thì gián nghị nỗi gì”. Bèn bỏ ra đi, chúa Nguyễn phải cho người theo triệu hồi, ông mới trở lại phục vụ.
Sau, ông mất trong quân, được truy tặng Thượng thư, Thị giảng học sĩ.