21:24 |
27/12/2021
Đây là bản dịch tiếng Việt của tham luận (bằng tiếng Anh) của TS. Trần Đức Anh Sơn đã viết để tham gia “Conference on Nguyen Vietnam: 1558 - 1885” (Hội thảo về nhà Nguyễn ở Việt Nam, giai đoạn 1558 - 1885), do Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Nhân văn Hương Cảng (thuộc Hương Cảng Trung văn Đại học) phối hợp với Viện Harvard Yenching (thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ) tổ chức tại Hong Kong từ ngày 11/5 đến ngày 12/5/2012.
18:00 |
25/09/2019
Về Văn học, tác phẩm của Đặng Trần Côn khá phong phú, tiêu biểu nhất là tác phẩm nổi tiếng Chinh Phụ Ngâm. Đương thời khúc ngâm chữ Hán này của Đặng Trần Côn được rất nhiều nho sỹ yêu thích, chú ý đến. Vì thế đã có khá nhiều bản “Diễn âm” (dịch ra chữ Nôm), trong đó có một bản dịch nổi tiếng hơn cả nguyên tác, đó là bản dịch của Đoàn Thị Điểm (1705 -1748).
19:39 |
09/09/2019
Cử nhân Đặng Huy Dư (1808 - 1831), có thời gian làm quan 23 năm, trong đó có 9 năm giữ chức quan quan đầu huyện, 17 năm làm quan về giáo dục. Ông đỗ cử nhân khoa thi 1807 tại văn miếu trấn Hải Dương. Sĩ tử thi khoa này, cỡ hàng ngàn, người đỗ cỡ hàng chục.
13:29 |
06/09/2019
Nhân dịp CLB Tuổi Trẻ họ Đặng dòng Lương Xá, Chúc Sơn, mời Ban Thanh niên Trịnh tộc dự lễ niệm 2 năm thành lập, Ban Thanh niên Trịnh tộc Việt Nam đăng bài viết về mối quan hệ TRỊNH – ĐẶNG để bà con cùng biết về mối quan hệ đặc biệt giữa 02 dòng họ Đặng – Trịnh rất sâu sắc, thủy chung này.
19:33 |
24/03/2019
Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một nhà cải cách thực hành của nước ta vào giữa thế kỷ 19. Ông từng làm Bố chánh Quảng Nam (1864 - 1865) và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân.
16:37 |
02/03/2019
Sâu bên trong xã Mai Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) có một tấm bia răn dạy con cái ra đời đã 266 năm. Người viết ra những lời nhắn nhủ sâu sắc ấy là một vị quan thanh liêm tên Đặng Đại Lược. Điều đặc biệt là hậu thế của ông đã nhất mực nghe theo.
13:17 |
28/09/2017
Theo gia phả họ Đặng có từ thời Hồng Đức (vua Lê Thánh Tông (1460-1497) thì ông tổ họ Đặng Khắc đã gia nhập đội quân khởi nghĩa Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo. Sau khi đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập cho dân tộc, ông Tổ họ Đặng Khắc cùng một số người họ khác đến khai khẩn đất hoang, lập điền địa ở nơi có con sông Vàng (Kim Khê), một nhánh của sông Cấm và kênh đào Nhà Lê. Vua Lê Thánh Tông đã có chính sách di dân lập làng mở mang thêm đất đai dọc theo hai bên bờ sông Cấm cho đến Cửa Lò và cử Phò mã, Đô đốc Trấn thủ thập nhị hải môn Nguyễn Sư Hồi, con trai cả của Cương Quốc công Nguyễn Xí cho lập căn cứ hải đội triều đình ở đây để làm trung tâm bảo vệ vững chắc vùng biển đảo 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng. Làng Kim Khê có con sông đẹp - sông Vàng đã trở thành nơi định cư của dòng họ Đặng Khắc từ đó cho đến ngày nay.
23:03 |
16/01/2017
“Trong buổi tân cựu giao thời, ông Đặng Nguyên Cẩn cũng như ông Trần Quý Cáp, chính là người gieo mầm tân học trong nước….